Di sản A_Lý_Bất_Ca

Theo học giả David Morgan, "A Lý Bất Ca có thể nhìn nhận là đại diện cho một trường phái có ảnh hưởng đến tư tưởng của người Mông Cổ, điều mà Hốt Tất Liệt đã làm ngược lại thông qua các hành động và quan điểm của ông ta. Một số người Mông Cổ cảm thấy khuynh hướng mềm dẻo là điều nguy hiểm, trong khi những người như Hốt Tất Liệt thi thoảng nói về việc khai hóa văn minh và về lối sống Hán. Theo quan điểm truyền thống chủ nghĩa Mông Cổ, trung tâm của người Mông Cổ vẫn phải ở Mông Cổ, và lối sống du mục Mông Cổ cần được bảo tồn không bị ảnh hưởng. Trung Quốc chỉ nên là nơi tiến hành khai thác.

A Lý Bất Ca được nhìn nhận là một nhân vật bù nhìn trong phe của ông."[2] Di sản này được Hải Đô tiếp nối. Mặc dù A Lý Bất Ca bị mất đi quyền lực, song một số hậu duệ của ông sau này đã trở thành những nhân vật quan trọng tại Y Nhi hãn quốctriều Nguyên, dòng dõi của cả A Nhi Ba (Arpa Ke'un) và Trác Ly Khắc Đồ (Yesüder) đều có thể truy nguyên tới A Lý Bất Ca.

A Lý Bất Ca
Hiệu
Tiền vị
Mông Kha Hãn
Đại hãn của Đế quốc Mông Cổ
1260–1264
Kế vị
Hốt Tất Liệt Hãn